Cách giúp ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ hiệu quả

giam chan thuong khi chay bo
Chạy bộ là một trong các hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đôi khi người tập có thể gặp phải một số chấn thương ở chân trong quá trình chạy.

1/ Đau mắt cá chân khi chạy

Nếu đang chạy trên đường hoặc trên máy, bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân, cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa. Trường hợp được chẩn đoán bong gân mắt cá chân khi dây chằng, dải mô chắc khỏe đóng vai trò kết nối các đoạn xương, ở mắt cá xoắn lại và rách. Nguyên nhân chủ yếu là do khớp phải chịu đựng lực tác động quá lớn. Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau, vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng.

giam chan thuong khi chay bo
Chạy bộ là môn thể thao quen thuộc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh hoạ

2/ Đau cẳng chân dai dẳng

Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng, cơn đau phát sinh dọc theo xương ống chân, nguyên nhân đau thường là do xương ống quyển liên tục bị va đập. Đau cẳng chân rất dễ xảy ra khi bạn đột ngột thay đổi cường độ tập luyện, chẳng hạn như kéo dài quãng đường chạy bộ hoặc tăng tốc độ chạy. Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài. Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu và chính xác là đau chỗ nào. Nếu bạn bị đau trong khoảng 2 tuần hoặc hơn thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng cứ trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng.

Vì sự tương đồng giữa các triệu chứng cũng như thời điểm phát sinh chấn thương nên mọi người hay nhầm lẫn giữa đau cẳng chân và đau do rạn xương chân. Để xác định đúng vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt, người bệnh nên đi chụp Xquang.

3/ Làm gì để phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ?

Có thể hữu ích cho bạn: Xịt lạnh giảm đau Salonpas Nhật

Bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ như sau: Lên kế hoạch tập luyện điều độ, khoa học, lắng nghe cơ thể, đừng cố gắng tập luyện quá sức. Đừng quên khởi động với những bài tập co duỗi cơ trước khi chạy. Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất cũng như sức bền. Kết hợp nhiều bài tập luyện với nhau, ví dụ như bơi, đạp xe… Lựa chọn quần áo, giày chạy phù hợp. Chọn quãng đường bằng phẳng để chạy bộ, đừng lựa những địa điểm có dốc, đèo, gập ghềnh khó di chuyển… Không để cơ thể mất nước khi tập luyện…

Lê Hoa (Suckhoedoisong)

error: Content is protected !!