Huyết áp cao nên ăn gì để hạ? Chế độ ăn uống cho người bị cao huyết áp

dinh nghia huyet ap cao

Người bị cao huyết áp có chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường, là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh lý tim mạch. Trong điều trị và phòng ngừa biến chứng của cao huyết áp, việc điều tiết chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, chú ý giảm muối, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa (acid béo no).

dinh nghia huyet ap cao
Ảnh minh hoạ.

Xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp như thế nào?

Nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn cho người bị cao huyết áp như sau:

Hạn chế lượng muối ăn vào < 5g/ngày.

Giảm cân, giảm năng lượng nếu có béo phì, thực đơn có năng lượng <35 kcal/kg/ngày.

Người thừa cân, béo phì có thể tính năng lượng theo mức chỉ số khối cơ thể (BMI):

  • BMI từ 25 – 29,9 năng lượng ăn vào là 1.500 kcal/ngày
  • BMI từ 30-34,9 năng lượng đưa vào là 1.200 kcal/ngày
  • BMI từ 35 – 39,9 năng lượng ăn vào là 1.000 kcal/ngày
  • BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày.

Những người bị cao huyết áp kèm theo béo phì hoặc rối loạn dung nạp đường (tiền đái tháo đường) đều cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng.

Thực phẩm dễ gây béo phì, thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ vữa động mạch. Thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng không nên để thừa cân.

Người cao huyết áp cần chú ý giảm muối

Với các món ăn mặn chứa nhiều muối, đây là vấn đề cần mà người cao huyết áp đặc biệt chú ý quan tâm, làm sao hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ.

Muối ăn đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của nó trong cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị cao huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn. Các nhà khoa học cho rằng, khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây cao huyết áp; và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn”, là một yếu tố thuận lợi cho cao huyết áp.

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp kiểm soát huyết áp ở người cao huyết áp như sau:

Ở người trưởng thành, mỗi ngày chỉ dùng dưới 2,3 gam muối (một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2-8 mmHg.

Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết đối với người bị cao huyết áp có suy tim hoặc người già.

Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người cao huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối.

Người bị cao huyết áp khi áp dụng được chế độ ăn ít muối thì sẽ có khoảng 20-60% số người giảm được huyết áp rõ rệt.

Những thực phẩm nên và không nên với người cao huyết áp

  • Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và axit béo no, hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối như: mì tôm, bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên…
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, trứng cũng không tốt cho bệnh nhân cao huyết áp.
  • Chất béo từ thịt và da các loại gia cầm là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ. Thay vì đó, người bệnh nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi.
  • Thực nghiệm đã cho thấy đường cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp. Do vậy, không chỉ người bị đái tháo đường mà người bị cao huyết áp cũng cần hạn chế tối thiểu lượng đường nạp vào cơ thể, hạn chế các chế phẩm từ đường như bánh, mứt, kẹo….
  • Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng cần hạn chế các thức uống kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc… sử dụng các thức ăn, nước uống có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như: hạt sen, ngó sen…
  • Người cao huyết áp nên tăng lượng muối kali trong thức ăn song song với việc uống thuốc hạ huyết áp nhưng không nên uống trực tiếp thuốc bổ sung kali. Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua… rất tốt cho thành mạch. Nếu người bệnh cao huyết áp kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali.
  • Ngoài ra, thiếu canxi cũng có ảnh hưởng đến cao huyết áp. Mỗi ngày uống khoảng 250ml sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt. Các loại rau như rau cải, cần tây, nấm, mộc nhĩ, tảo… cũng chứa lượng canxi lớn. Người cao huyết áp nên ăn đồ biển chứa nhiều iod như rau câu, sứa biển, tôm tép, tảo biển… để tránh bị xơ cứng động mạch.
  • Các món rau xanh, rau củ và quả chín cung cấp nhiều chất xơ, kali, magie, vitamin C, A, E, đây là những chất dinh dưỡng tốt tới huyết áp. Một bữa ăn nhiều chất xơ đã cho thấy có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có cao huyết áp.
  • Các chất xơ ngoài lợi ích chống cao huyết áp, chúng còn giúp giảm cân, giúp thải độc chất có hại trong cơ thể ra ngoài. Nên sử dụng đủ rau, quả với lượng trung bình là 400 g/người/ngày, với người cao huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày cùng với 100-300g quả chín mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng, nhất là lượng muối, lượng đường và chất béo có hại nạp vào cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tình trạng cao huyết áp. Do đó, bệnh nhân và gia đình nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Ngoài chế độ ăn, người bị Tăng huyết áp cũng cần:

  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, thư giãn nghỉ ngơi hợp lí
  • Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh nhiễm độc khói thuốc.

TOP những loại thực phẩm người tăng huyết áp nên bổ sung mỗi ngày

1/ Rau lá màu xanh

Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali, sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri, vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể.

rau la mau xanh
Ảnh minh hoạ.

Nên chọn những loại rau tươi xanh, có thể chọn rau quả đông lạnh, vì rau quả đông lạnh chứa nhiều chất dinh dưỡng gần như ngang với các loại rau quả còn tươi, và dễ bảo quản.

2/ Những loại quả mọng

Các loại quả mọng như việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

qua mong
Ảnh minh hoạ.

Ngoài ra các loại quả mâm xôi, quả dâu tây để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.

3/ Khoai tây

Trong thành phần của khoai tây có chứa 2 loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, khoai tây còn giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn.

khoai tay
Ảnh minh hoạ.

4/ Củ cải đường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Các thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24 giờ.

cu cai duong
Ảnh minh hoạ.

Dùng bằng cách ép cải đường lấy nước uống hay nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải như món hầm.

5/ Sữa không đường

sua uong khong duong
Ảnh minh hoạ.

Sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết, đều rất hữu ích để hạ huyết áp. Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì nên dùng các loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.

TOP những loại thực phẩm người tăng huyết áp nên tránh

1/ Không nên ăn mặn, thức ăn có chứa hàm lượng muối cao

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một người chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ ngày. Natri có trong muối ăn làm tiết ra nhiều dịch tế bào, làm tim đập nhanh và tăng huyết áp.

muoi
Ảnh minh hoạ.

Người bị tăng huyết áp không nên ăn các món muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi,… Đây là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì các món muối chua chứa hàm lượng natri cao.

2/ Các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng

Thức ăn nhiều năng lượng như: chocolate, đường glucose, đường mía, và các món ăn chứa nhiều đường khác, và các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây béo phì.

chocolate
Ảnh minh hoạ.

3/ Mỡ động vật

Tuy mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe, nhất là tăng huyết áp.

Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ khác chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

mo dong vat
Ảnh minh hoạ.

4/ Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi ăn nó sẽ được tiêu thụ nhiều, làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch, tăng huyết áp.

noi tang dong vat
Ảnh minh hoạ.

Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…

5/ Thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,… là các thực phẩm chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, chất bảo quản hóa học và chứa hàm lượng muối cao.

thuc an nhanh
Ảnh minh hoạ.

Là nhóm thực phẩm gây nên các bệnh tăng huyết áp, béo phì, vì vậy, người bị tăng huyết áp không nên ăn những loại thực phẩm này.

6/ Mì ăn liền

Mì ăn liền có mùi vị thơm ngon, chế biến nhanh chóng và tiện lợi, nhưng đây là một trong những thực phẩm góp phần làm tăng huyết áp vì trong mì ăn liền chứa nhiều natri. Những người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mì ăn liền.

mi an lien
Ảnh minh hoạ.

7/ Đồ uống chứa cồn, chất kích thích

Trong thuốc lá có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch và gây tăng huyết áp, hút một điếu thuốc lá cũng có thể làm tăng huyết áp.

do uong co con
Ảnh minh hoạ.

Uống nhiều rượu, bia quá cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp, làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, rượu, bia còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương khác cho hệ thần kinh.

8+ cách hạ huyết áp nhanh chóng, hiệu quả

Xem thêm: Viên uống điều hoà huyết áp Maya Yomeijyo Nhật Bản

1/ Ngâm chân trong nước nóng

Ngâm chân trong nước nóng (càng nóng càng tốt, nhưng nên lưu ý là nước không quá nóng để tránh bị bỏng) có thể giúp bạn giữ cho đầu và cổ mát mẻ hơn so với chân, và giúp ngăn máu chảy lên não.

Chỉ cần đổ nước nóng đầy một cái xô hoặc một cái chậu, sau đó ngồi xuống ghế và ngâm chân trong vòng 10 – 15 phút. Máu từ não sẽ di chuyển về phía bàn chân và huyết áp của bạn sẽ dần trở lại bình thường.

2/ Thư giãn trong tư thế savasana

Savasana (hoặc còn gọi là tư thế xác chết) là một tư thế yoga giúp giảm nhịp tim và giảm huyết áp đáng kể. Tư thế này không đòi hỏi phải làm gì quá nhiều, chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn từng cơ bắp trên cơ thể.

Nghỉ ngơi ở tư thế này trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh việc làm cho huyết áp trở lại bình thường, tư thế này cũng sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh của bạn.

3/ Uống một ly nước

Một số trường hợp, mất nước có thể làm huyết áp tăng cao. Khi bạn bị mất nước, thể tích máu trong cơ thể sẽ giảm nhiều nhưng ngược lại, sức cản ngoại biên lại tăng lên.

Để tránh tình trạng này, khi bạn bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng tăng huyết áp, hãy cố gắng uống 1 hoặc 2 ly nước, sẽ giúp bạn khôi phục lượng máu đầy đủ trong cơ thể và giảm huyết áp.

4/ Nghe nhạc cổ điển

Nghe những thể loại nhạc êm dịu như nhạc cổ điển hay nhạc thính phòng có thể giúp giảm huyết áp. Nếu bạn kết hợp nghe nhạc với luyện tập các bài tập thở hoặc thiền thì tác dụng này lại càng tăng lên.

Qua các nghiên cứu cho thấy các thể loại nhạc này tạo ra một tác dụng làm dịu cơ thể và giúp giảm hormone cortisol gây căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng thể loại âm nhạc có thể giúp giảm huyết áp thường có âm lượng hoặc nhịp điệu không thay đổi nhiều, không có lời và có các phần được lặp lại đều đặn.

5/ Thở kiểu ong

Thở kiểu ong còn gọi là thở kiểu ong rít, sẽ giúp thư giãn ngay lập tức, thoát khỏi những cơn đau đầu và đau nửa đầu có liên quan đến tăng huyết áp.

Cách thực hiện theo các bước sau đây:

  • Ngồi xuống sàn với tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng
  • Chạm ngón tay trỏ của bạn lên lỗ tai (cả 2 tai)
  • Hít một hơi thật sâu
  • Hãy cố gắng ấn mạnh tay vào tai và thở mạnh để nghe được tiếng như tiếng ong kêu
  • Lặp lại bài tập này 7 – 10 lần.

6/ Tập thở mũi trái

Thở sâu bằng mũi trái sẽ giúp thư giãn các mạch máu và làm giảm các hormone gây căng thẳng, từ đó giúp kiểm soát huyết áp của mình.Cách thực hiện như sau:

  • Ngồi trên sàn hoặc trên ghế ở tư thế thoải mái, thẳng lưng
  • Đặt bàn tay trái lên bụng
  • Dùng ngón tay cái bên phải bịt lỗ mũi phải lại
  • Hít một hơi thật sâu bằng mũi trái, giữ trong vài giây, rồi thở ra
  • Hít thở chậm và sâu bằng mũi trái trong khoảng 3 – 5 phút. Nếu mũi phải thì làm ngược lại

7/ Bấm huyệt phong trì

Huyệt phong trì (hay còn gọi là huyệt GB 20) là một trong những huyệt đạo hiệu quả nhất để điều trị huyết áp cao. Huyệt này nằm phía đằng sau tai, ngay chỗ lõm giữa cổ và đáy sọ.

Hãy xoa nhẹ rồi nhấn từ từ đồng thời cả hai huyệt này bằng ngón cái trong khoảng từ 1 – 2 phút, bạn sẽ cảm thấy cơn đau đầu thuyên giảm rất nhiều.

8/ Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Ngoài các bài tập thể dục hay những phương pháp để giảm huyết áp bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp để theo dõi hàng ngày và điều trị huyết áp khi cần thiết.

Tổng hợp

error: Content is protected !!