Turmeric là gì? Những tác dụng của Turmeric đối với sức khỏe là gì?

turmeric la gi nhung tac dung cua turmeric doi voi suc khoe la gi

Turmeric hay nghệ được sử dụng quen thuộc như một loại gia vị nhưng ít người biết nó cũng là một vị thuốc và chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về nó nhé!

Xem thêm:

Tinh chất nghệ Turmeric Noguchi

Tinh chất nghệ Turmeric Gold Hàn Quốc

Tinh chất nghệ Turmeric Noguchi Nhật

Turmeric là gì?

Turmeric hay còn gọi với cái tên quen thuộc là cây nghệ/củ nghệ, thuộc họ gừng, có xuất xứ từ Đông Ấn. Ngày nay được trồng nhiều ở các nước Châu Á và Trung Mỹ.

turmeric la gi nhung tac dung cua turmeric doi voi suc khoe la gi

Trong Turmeric có chứa nhiều hoạt chất Curcumin có rất nhiều công dụng hữu ích như: Chữa bệnh viêm kết mạc, tiểu đường, viêm khớp, tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ gan…Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc nhuộm và là thành phần chính trong bột cà ri, góp phần tạo nên món cà ri Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, Turmeric được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như: Viên nang, trà, bột nghệ và chiết xuất thành nhiều sản phẩm được bày bán trên thị trường.

Mặc dù Turmeric có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về liều lượng sử dụng vì khi sử quá nhiều sẽ gây ra các ức chế ngược và các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.

Tác dụng của Turmeric đối với sức khỏe

Điều trị viêm kết mạc

Viêm kết mạc là một nỗi lo của nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến thị giác rất nhiều. Từ xưa, người Ấn Độ vẫn luôn tin rằng và sử dụng Turmeric để rửa mắt nhằm điều trị bệnh viêm kết mạc. Gần đây, ngày càng có nhiều cuộc nghiên cứu nổ ra.

Tiêu biểu là một cuộc nghiên cứu về vi khuẩn học và thực nghiệm trên 50 người bị bệnh viêm kết mạc lâm sàng đã chứng minh rằng thuốc nhỏ mắt thuộc hãng Haridra có thành phần chiết xuất từ Turmeric, hoàn toàn có hiệu quả kháng khuẩn và vô hiệu hóa các trực khuẩn E.coli, Staphylococcus Aureus, Klebsiella và Pseudomonas. Turmeric sẽ làm dịu và dần chữa lành viêm kết mạc.

Tiêu diệt gốc tự do xấu nhất

Turmeric đã được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi và minh chứng được tính hiệu quả mà hoạt chất Curcumin mang lại. Các nhà y học hiện đại cũng bắt đầu tổ chức nhiều cuộc nghiên cứu để chứng thực khoa học hiệu quả của hoạt chất này.

Một cuộc nghiên cứu từ các nhà y học đến từ trường Đại học Dược Ấn Độ cho biết: Curcumin là hoạt chất có tính kháng viêm cao, có khả năng sẽ loại bỏ được gốc tự do xấu trong quá trình viêm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tiêu diệt gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả.

Điều trị viêm khớp

Một nghiên cứu ở chuột của Đại học Y Dược Gandhi, Turmeric cho thấy rằng: Sau khi những con chuột được tiêm Turmeric và ăn Turmeric dạng nén vào cơ thể trong 13 ngày thì tình trạng viêm sưng khớp đã giảm đi rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu còn chứng minh được rằng, khả năng chống viêm của hoạt chất Curcumin trong Turmeric mạnh tương đương với hoạt chất Cortisol, nó có thể làm giảm phản ứng viêm ở động vật và triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp ở người. Ngoài ra, tạp chí khoa học Amfiteatar còn đăng tải bài viết chỉ ra rằng, 1200mg Curcumin có tác dụng tương đương với thuốc kháng viêm  Phenylbutazone 300mg. Ngày càng có nhiều dẫn chứng chứng tỏ Curcumin là hoạt chất điều trị viêm khớp hiệu quả và dễ tìm.

Cải thiện làn da

Ngoài là nguyên liệu phổ biến của mọi gia đình. Turmeric còn được xem là dược liệu chất lượng để làm đẹp cho da và là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các công dụng nổi bật giúp cải thiện làn da mà Turmeric đã được chứng minh gồm có: Giúp da sáng hồng, xóa bỏ tàn nhang, đồi mồi, giảm mụn…

Có thể dễ dàng cung cấp Turmeric cho cơ thể bằng cách kết hợp 1-2 thìa cà phê bột nghệ với nước ấm dùng mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho da bằng cách sử dụng mặt nạ chiết xuất từ tinh bột nghệ hoặc các mặt nạ kết hợp giữ nghệ và các nguyên liệu tự nhiên.

Điều trị tổn thương gan

Carbon tetrachloride (CCl4) là một trong những hợp chất chủ yếu gây ra những tổn thương trên gan và tạo nên những cơn đau quặn. Theo một kết quả nghiên cứu của Đại học Tohoku – Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã chứng minh Turmeric có khả năng ức chế CCl4, bảo vệ gan tránh khỏi các cuộc tấn công từ hợp chất này. Bạn nên sử dụng Turmeric thường xuyên với liều lượng hợp lý để bảo vệ gan được khỏe mạnh, tránh tình trạng đau thắt kéo dài sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Hoạt tính chống đột biến

Turmeric bắt đầu được quan tâm nhiều hơn bởi nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là khả năng dự phòng ung thư hóa học. Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng Ấn Độ, 16 người hút thuốc lá lâu dài sử dụng 1,5kg Turmeric/1 ngày trong vòng 1 tháng. Kết quả nhận được sau khi kiểm tra nước tiểu của họ phát hiện các chất gây đột biến phát triển chậm hẳn đi. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho y học và các viện nghiên cứu về ung thư hóa học.

Những tác dụng phụ của Turmeric

Turmeric có thể làm đau dạ dày của bạn

Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn sử dụng một lượng vừa đủ. Mặc dù Turmeric có khả năng ức chế các hợp chất tính xấu gây hại cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng với liều lượng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng ngược. Turmeric sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị hơn, có thể sẽ không là gì với nhiều người nhưng không phải ai cũng có một dạ dày đủ khỏe để chịu những tác động đó.

Turmeric có thể kích thích các cơn co thắt

Theo những lời truyền miệng từ người lớn, việc người mang thai có thể sẽ chuyển dạ sớm khi ăn thức ăn có chứa Turmeric. Mặc dù, chưa có bất kỳ minh chứng khoa học nào tuyên bố xác thực nhưng cũng đã có nhiều trường hợp như thế xảy ra,. Thêm vào đó, Turmeric được chứng minh sẽ làm loãng máu của người sử dụng, như vậy tốt nhất bạn không nên cho phụ nữ mang thai bổ sung chất này. Tuy nhiên, lưu ý một lượng nhỏ hòa vào thức ăn thì không vấn đề gì.

Turmeric làm loãng máu của bạn

Nhiều nghiên cứu và minh chứng xác thực chỉ ra rằng: Turmeric là chất gây loãng máu. Vì đặc tính thanh lọc và tham gia vào quá trình hoạt tính nhằm giảm cholesterol, huyết áp nên Turmeric sẽ khiến bạn dễ chảy máu. Hầu hết các loại thuốc làm giảm máu được bán trên thị trường đều có chứa thành phần là Turmeric.

Những lưu ý khi sử dụng Turmeric

  • Không sử dụng Turmeric khi đói vì bản chất Turmeric tồn tại trong môi trường kiềm, nếu bạn sử dụng lúc này, hợp chất sẽ chuyển thẳng xuống ruột non và phân hủy, không có bất kỳ hiệu quả nào.
  • Không sử dụng quá nhiều Turmeric trong một lần hoặc sử dụng thời gian quá dài. Turmeric sẽ gây ức chế các hoạt chất có lợi khác, đồng thời bạn có thể sẽ bị mắc chứng máu khó đông và các bệnh về sỏi.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu sử dụng song song Aspirin và Turmeric cùng lúc. Vì hai hợp chất này đều khiến máu bạn bị loãng. Tuyệt đối tranh với những người vừa mất máu vì phẫu thuật.
  • Tính chất của Turmeric là tính cay vì vậy bạn sẽ bị đau bụng nếu sử dụng trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng bột Turmeric (bột nghệ) để hợp chất dễ tan, dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn.

Nguồn: Tổng hợp

error: Content is protected !!