Những tác động tiêu cực của stress đối với làn da

nhung tac dong tieu cuc cua stress doi voi lan da

Tức giận và lo âu chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, chính vì vậy mà nó được ví là kẻ thù giấu mặt. Riêng ở mặt thẩm mỹ, nó còn làm cho làn da thâm sạm, lão hóa, khiến người ta già nhanh.

Stress là gì?

Stress là thuật ngữ tiếng Anh nói về phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn vong lành mạnh của con người.

nhung tac dong tieu cuc cua stress doi voi lan da 3
Ảnh minh hoạ

Tác hại của stress rất đa dạng, tùy thuộc vào từng người nhưng tóm lại, thường có một số triệu chứng cơ bản như: cảm xúc luôn cảm thấy bức xúc, lo âu, căng thẳng, chán nản, thờ ơ, như thể đánh mất giá trị bản thân.

Nói theo chuyên môn thì stress là căng thẳng thần kinh (stress), yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra.

Khi stress, cơ thể phản ứng như thể gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone để tạo năng lượng cho cơ bắp và làm tăng nhịp tim, khiến người ta thở nhanh. Có cả căng thẳng tích cực lẫn tiêu cực.

Nếu tích cực sẽ làm tăng tính cạnh tranh hữu ích, giúp chúng ta tập trung, đáp ứng các tình huống khó khăn, phản ứng cần thiết trong cuộc sống.

Ở chiều tiêu cực, việc thường xuyên xảy ra hoặc kéo dài quá lâu, sẽ tác động xấu đến mọi thứ. Về thể chất, stress gây đau đầu, đau bụng, đau lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cản trở chữa trị bệnh. Điều này sẽ gây buồn chán, giảm hưng phấn, ý chí, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

Stress có hại cho làn da như thế nào?

  • Stress gây ra mụn đầu đen và trứng cá đỏ: Đây là những di hại đầu tiên và dễ thấy nhất khi bị stress và cũng là kẻ thù số 1 của làn da đẹp, đặc biệt là mụn trứng cá.
  • Khi tinh thần căng thẳng, cơ thể tạo ra cơ chế “đáp trả”, gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, hormone bị rối loạn làm tăng mụn, mẩn đỏ, viêm da…
  • Da nhanh lão hóa: Đây là hệ lụy hiện hữu khá rõ ràng bởi khi lo lắng quá nhiều và luôn trong tình trạng quá tải, cơ thể sẽ tiết ra hormone giải phóng corticotropin (CRH) hay yếu tố giải phóng corticotropin. Do CRH quá nhiều khiến da xấu đi, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
  • Da khô: Lý do, các mạch máu dưới da không được lưu thông dễ dàng, nứt nẻ vì hormone căng thẳng tiết ra làm mạch máu dưới da co lại, da sẽ rơi vào tình trạng khô, nứt nẻ, bong tróc và rất dễ bị kích ứng. Stress cũng khiến cho mức cortisol trong cơ thể tăng lên đột ngột, làm giảm khả năng giữ nước của da.
  • Tăng vẩy nến: Mặc dù không phải lý do gây ra bệnh vẩy nến nhưng stress là tác nhân góp phần tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các bệnh về da như eczema và vẩy nến có mối liên quan khá mật thiết đến sự căng thẳng do hệ miễn dịch của cơ thể không làm được chức năng vốn có.
  • Thâm quầng thâm dưới mắt: Khi stress tăng, tinh thần bất ổn và mệt mỏi, giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe da cũng bị liên lụy theo.
  • Gây viêm da thần kinh khiến người trong cuộc cảm thấy khó chịu, muốn gãi nên da dễ bị tổn thương. Căng thẳng tinh thần, lo lắng trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Trầy xước da do gãi sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng và da cũng sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Bí quyết giảm tình trạng stress

Tuy không thể tránh khỏi stress hoàn toàn, nhưng mọi người có thể xử lý, cải thiện tình hình theo các cách làm sau:

nhung tac dong tieu cuc cua stress doi voi lan da 4
Ảnh minh hoạ
  • Hãy chăm sóc da thường xuyên kể cả khi mệt mỏi hoặc căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Điều này tốt cho sức khỏe chung, trong đó có làn da.
  • Dành thời gian cho bản thân làm điều gì đó bạn ưa thích, kể cả khi bận.
  • Đọc sách, đi dạo, thực hành các kỹ năng kiểm soát stress, như thực hành các bài tập về thở sâu, yoga, thiền hay phương pháp hình ảnh trực quan.
  • Ngủ đủ giấc, cả về thời lượng và chất lượng, khoảng 8 tiếng mỗi đêm.
  • Hãy nói không cho một điều gì đó. Cần chấp nhận những cảm xúc và giới hạn của riêng mình. Nên theo đuổi mục tiêu của chính bản thân thay vì mục tiêu của người khác và hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng.
  • Giảm cường độ phản ứng cảm xúc với stress.
  • Nói chuyện tâm giao, tiếp xúc bạn bè, tư vấn bác sĩ tâm lý, trị liệu chuyên nghiệp.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, ăn uống cân bằng, đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lí. Tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác.

Nguồn: ThS.BS Tạ Quốc Hưng – khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y dược

error: Content is protected !!